Time in a Bottle (Chai Thời Gian) - From a Song to a Book

FA bia full Chai thoi gian
Tác phẩm : Chai thời gian
Tác giả : Prabhssorn Sevikul
Điểm: 1/5 ♥ 
Mình mới đọc xong cuốn “Chai thời gian” của tác giả Prabhssorn Sevikul sau 3 tiếng vật vã trước màn hình máy tính. Mình dùng từ “vật vã” vì thực sự mình đã ép bản thân để hoàn tất nó.
Đầu tiên mình muốn nói về việc cái duyên và cái cớ đem mình đến với tác phẩm này. Chuyện là dạo gần đây mình có yêu thích Thái Lan, cuồng lại là đằng khác. Hồi tháng 8 vào nhà sách Fahasha tình cờ thấy cuốn này, với quảng cáo là best-seller, cuốn sách yêu thích của thanh thiếu niên Thái những thập niên 70. Mình đọc mấy đoạn giới thiệu đầu tiên cũng thấy hay, về lên google đọc vài đoạn tiếng Anh cũng thấy được, nhưng sau đó đọc thử bản online thì lại thấy nó giống giống VN sao ấy, thế là tạm thôi, cho đến một ngày, tự dưng mình muốn đọc nó vì đoán cuốn này giống The perk of being a wallflower, cái kiểu nói về tuổi thanh thiếu niên, với những bốc đồng, nông nổi ấy.
Cuốn sách gợi cho mình kỷ niệm về bộ phim “Boyhood” và “X-men: Day of future past“. Và đặc biệt đó là bài hát “The time in a bottle” của Jim Croce(ngay cả lúc gõ những dòng này vào lúc 0:30 a.m, mình vẫn ngồi nghe bài hát ấy). Mới xem “X-men” cách đây một tuần, và bài hát Chai thời gian đã được lồng vào đó một cách tuyệt vời, ngoài ra thì bộ phim chẳng có gì liên quan tới cuốn truyện này cả. Ok, có vẻ mình đang đi lạc lề, do đó, mình sẽ quay lại chủ đề chính.


If I could save time in a bottle
The first thing that Id like to do
Is to save every day
Till eternity passes away
Just to spend them with you

If I could make days last forever
If words could make wishes come true
Id save every day like a treasure and then,
Again, I would spend them with you

But there never seems to be enough time
To do the things you want to do
Once you find them
Ive looked around enough to know
That youre the one I want to go
Through time with

If I had a box just for wishes
And dreams that had never come true
The box would be empty
Except for the memory
Of how they were answered by you

But there never seems to be enough time
To do the things you want to do
Once you find them
Ive looked around enough to know
That you're the one I want to go
Through time with
Ban đầu, mình hi vọng đây là câu chuyện kể về những cô nhóc, cậu nhóc thanh thiếu niên nổi loạn, lầm đường lạc lối… nhưng không, dường như hơn một nửa câu chuyện lại là về gia đình, và cái không khí của nó thì vô cùng nặng nề đến mức khiến mình có cảm giác đang đọc một câu chuyện gia đình Việt Nam thời bao cấp vậy: gia đình đổ vỡ, con cái rơi vào trạng bất ổn. Nat và những người bạn rơi vào nghiện ngập, bỏ học, Ning (em gái cậu) mang thai ngoài ý muốn rồi phải phá thai…nhưng dù có đưa ra nhiều tình tiết như vậy, mình cảm thấy nó không hề nổi bật, mình không muốn nói là quá mờ nhạt so với kỳ vọng của mình. Mình cảm thấy bực bội với ba mẹ của Nat, khi họ vùng vẫy và cố tỏ chứng tỏ mình bị người kia phản bội, đặc biệt là mẹ Nat. May thay, người vợ mới của ba cậu, người chồng mới của mẹ cậu không phải là mụ dì ghẻ hay người cha dượng độc ác như những câu chuyện rập khuôn và cũ rích mà mình đã từng đọc. Nhưng cũng vì thế mà mình không hiểu tại sao hai anh em cậu lại không thể chấp nhận được sự thật đó, tại sao lại phải đau khổ và cố níu kéo như vậy. Có thể mình chưa từng trải qua chuyện này, hoặc mình ko thể hiểu khi ko ở trong hoàn cảnh của họ, nhưng mình cảm thấy rất bực bội. Không như “Boyhood”, cậu bé nhân vật chính luôn nhận ra sự thay đổi của mẹ mình khi bà chuẩn bị tiến tới một cuộc hôn nhân mới, mặc dù cuối cùng tất cả đều đổ vỡ, nhưng cậu luôn sẵn sàng đón nhận, tuy có bốc đồng, có bực bội nhưng không bao giờ cư xử ngu ngốc như Nat và Ning. Cha mẹ cậu ích kỷ, và ngay cả cậu cũng vậy. Kết thúc câu chuyện về gia đình Nat lại một lần nữa quá mờ nhạt, mình không hiểu dụng ý của tác giả là gì,có phải ông muốn mô tả một xã hội Thái lúc bấy giờ không?
Một khía cạnh thứ hai, đó là về tình bạn và tình yêu. Tình bạn giữa 4 người: Nat, Eik, Porm và Chai từ thuở niên thiếu thật đẹp và ý nghĩa. Trong đó Porm là con gái nhưng lại ăn mặc và cư xử như con trai (tomboy). Một tình bạn đẹp, tình bạn đó phần nào giúp Nat trải qua thời kỳ khó khăn mà cậu phải chịu đựng khi gia đình đổ vỡ. Mình thực sự chẳng ấn tượng đặc biệt với một nhân vật nào cả. Có thể một chút về Porm, cô yêu Nat, cô quan tâm đến cậu, cô đã đứng ra giúp đỡ Ning trong việc xử lý hậu quả của cái thai, cô đã xông vào cứu những người bạn trên sân bóng, đã nộp giấy trắng trong kỳ thi đại học, thậm chí sau này còn dính vào diễu hành, nổi dậy, chính trị…Mình cảm thấy kỳ lạ về cô gái này. Cô dũng cảm và ương bướng, có thể cô đại diện cho một bộ phận thanh thiếu niên dám đứng lên đấu tranh chống lại chính quyền mục nát lúc bấy giờ.
Câu chuyện tình yêu cũng chẳng rõ ràng gì cả, bởi vì sau này, ngay cả khi Nat đã cất công vẽ chân dung của cô trong vòng 1 tuần cũng không hề cứu cô khỏi cái chết. Những mất mát của Nat không dừng tại đó, người con gái mà cậu thầm thương lại không thể đến với cậu. Jom, cô gái hơn cậu 3 tuổi, từng cùng lớp học đàn và yêu thích bài hát “Time in a bottle” như Nat, cũng vướng phải bi kịch gia đình, tuy khá giả, nhưng đến lúc phát hiện ra bố cô có một người đàn bà khác,cuộc sống của cô đã thay đổi, u buồn và sầu thảm hơn. Có lẽ Jom cũng yêu Nat, nhưng mình không thể giải thích sự bỏ đi của Jom. Có phải bởi vì thời điểm đó mong Nat nhận ra tình yêu của Porm, hay đây là dụng ý của tác giả, khiến câu chuyện ngày một thêm bi kịch. Mình không rõ. Nhưng từ đầu cho đến cuối, mình chỉ thấy toàn bi kịch, và không hề có một lối thoát. Điểm sáng duy nhất có lẽ là người thầy giáo của Nat, người mà đã cho phép cậu ở cùng, sống một cuộc sống mà cậu được tự do làm điều cậu yêu thích – vẽ tranh. Cái này khiến mình nhớ tới Charlie và thầy của cậu (Perk of being a wallflower). Nhưng rồi sao? lúc cậu quay lại Bangkok, cậu cũng không thể thuyết phục mẹ để theo đuổi con đường nghệ thuật của mình, thay vào đó cậu lại theo lời bà, nhập học một trường tư thục đắt đỏ, học cái ngành mà cậu chắc chắn là không ưa thích – luật.  Và liệu thông điệp của tác giả đó có phải là: “Không nhất thiết phải theo đuổi ước mơ, trước hết hãy làm những gì mình có khả năng đã.” Nếu vậy, thì toàn bộ câu chuyện này đúng là một trò hề (theo cách hiểu của mình). Câu chuyện đưa độc giả vào một “chuỗi hỗn tạp” nhưng lại gần như không đưa ra một “nút gỡ” nào vào khúc cuối. Tất nhiên, có nhiều tác phẩm có kết thúc mở, nhưng ít nhất chúng đều mang lại cho người đọc một suy nghĩ trong khi cuốn sách này khiến mình bực bội.
Một điều đáng lưu ý, là câu chuyện có nhắc đến tình hình chính trị, biến động của Thái Lan thời kỳ bấy giờ. Nhưng mình không mấy ấn tượng. Mình chỉ cười khi nhận ra trong cuốn truyện có nhắc tới một số địa danh mà mình khá quen thuộc (mặc dù chưa tới Thái lần nào): Chiangmai, Hua hin, Bangkok…
Theo Matt's Blog (Wordpress)

Comments

Popular Posts