Thị thực đi Châu Âu (Visa to Europe)


Thông tin chung về thị thực Schengen
·   Các nước sau thuộc khối Schengen: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lettonia, Lituanie, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ.
·     
      Nộp hồ sơ xin thị thực tại quốc gia nào trong khối Schengen:
Trong trường hợp sẽ lưu trú tại nhiều quốc gia trong khối Schengen, cần nộp hồ sơ xin thị thực Schengen ngắn hạn tại cơ quan lãnh sự là "điểm đến chính" của chuyến đi.
Cách xác định quốc gia nào là "« điểm đến chính » ?
Quốc gia « điểm đến chính » là quốc gia mà ở đó đương đơn sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi.
Trong trường hợp mục đích của chuyến đi là giống nhau trong tất cả các quốc gia sẽ đặt chân đến, Quốc gia « điểm đến chính» là nơi mà đương đơn sẽ lưu lại lâu nhất.
Trong trường hợp cả mục đích chuyến đi lẫn thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia đều giống nhau, Quốc gia « điểm đến chính » là nơi mà đương đơn sẽ đặt chân xuống đầu tiên.
·    (Thị thực Schengen không cho phép lưu trú tại các vùng trong Lãnh thổ Pháp tại hải ngoại. Nếu cần đến các vùng nêu trên, cần xin một visa đặc biệt.)


Thông tin cơ bản cần biết
·     Đương đơn xin thị thực phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
·     Hồ sơ xin thị thực phải nộp sớm nhất 3 tháng hay trễ nhất 15 ngày trước ngày dự định đi.
·     Thời gian xem xét hồ sơ xin thị thực trung bình là 15 ngày.
·     Các dữ kiện sinh học (10 dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số) được lấy tại thời điểm nộp hồ sơ.
·    Hồ sơ được xem xét dựa trên các giấy tờ do quý vị cung cấp. Tại quầy nhận hồ sơ, không yêucẩu nộp thêm giấy tờ bổ sung. Nếu trong hồ sơ của quý vị thiếu một văn bản, có nghĩa là quý vị không thể hoặc không muốn cung cấp văn bản đó.
·   Việc hồ sơ không hoàn chỉnh có khả năng đưa đến quyết định từ chối cấp thị thực. Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ các văn bản không bảo đảm đương nhiên được cấp thị thực.
·    Khi cần thiết, đương đơn có thể được mời đến phỏng vấn và được yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ.
·     Tất cả giấy tờ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch hợp lệ (có dấu công chứng của phòng tư pháp) sang tiếng Pháp hay tiếng Anh.
·    Các giấy tờ khi nộp phải có kèm theo bản sao (photocopie). Bản sao sẽ được ký xác nhận hợp lệ khi trình bản chính. Phòng visa chỉ giữ lại bản sao. Bản chính được trả lại ngay cho khách.
·     Các bản sao phải là cỡ giấy A4.
·     Không chấp nhận văn bản là fax hay e-mail.
Đương đơn phải tự lựa chọn loại thị thực mà mình muốn xin và cung cấp các giấy tờ chứng minh phù hợp. Theo đó, phòng thị thực sẽ xem xét hồ sơ. Quyết định cấp hay từ chối cấp thị thực được thành lập dựa trên nội dung hồ sơ mà đương sự đã nộp.

Để có thể nhận được Visa đi vào châu Âu (và mình sẽ lấy ví dụ là Pháp, vì mình đã giúp mama nộp hồ sơ ở đây nhé) các bạn sẽ phải và nên thực hiện các bước trong quy trình như sau:

1. Xin hẹn nộp hồ sơ tại Phòng Thị Thực, phương thức là đến trực tiếp hoặc gọi điện như là Tổng Lãnh Sự Quán Pháp ở Tp. HCM (hotline: 1900 6780). 

Chú ý:
- mỗi cuộc hẹn là cho một người, nên gọi điện xin hẹn (TLSQ Pháp) vào giữa hoặc cuối buổi sáng, và đầu hoặc giữa buổi chiều. 
- thông tin người đăng ký cuộc hẹn phải khớp với thông tin trên passport, như họ tên, ngày tháng năm sinh, và số hộ chiếu. Nếu không khớp thì sẽ không được phép vào Phòng Thị Thực.

2. Chuẩn bị hồ sơ
Mẫu đơn xin thị thực, có thể download tại bất kỳ website của Lãnh Sự Quán và tại những cơ quan phụ trách. Các bạn có thể download tại đây.
Chú ý: nếu các bạn chỉ biết tiếng Đức hay Tây Ban Nha, etc. các bạn có thể vào trực tiếp website của LSQ các nước đó để tải về bằng thứ tiếng của họ nhé.

- Các hồ sơ bổ trợ (visa du lịch, tham thân nhân hay đi việc riêng, công tác): 
  • Chứng minh tài chính: cái này các bạn nên chú ý là cho tới khi VN ta được coi là giàu chảnh và nhân dân ta thoát được cái "Trung Quốc" ra thì chúng ta phải chứng minh tài chính. Vậy hồ sơ chứng minh tài chính bao gồm những gì? Bạn cần: số dư tài khoản ngân hàng, bản sao kê 3 tháng gần nhất, sổ tiết kiệm, các giấy tờ chứng minh bạn là cổ đông hay có góp vốn vào công ty nào đó, etc. (những gì liên quan tới tiền mà bạn sở hữu)
  • Chứng minh bạn đủ khả năng xoay sở: cái này hơi lạ...nhưng cái này là cái khá hay và thiên về khả năng của cá nhân nhiều hơn. Bao gồm: lịch sử du lịch của các bạn (thông qua các dấu mộc trên passport hén, và còn những nơi bạn kể), công việc của bạn (hợp đồng lao động có ghi rõ mức lương, đơn xin nghỉ & giấy chấp thuận, giấy xác nhận công tác) 
  • Chứng minh bạn sẽ không trốn ở lại: khi mà bạn đủ khả năng chứng minh 2 điều trên thì cái này chỉ cho vui thui nhé. Đó là: Giấy tờ nhà đất bạn đang sở hữu, và chứng minh thư cũng như hộ khẩu.
  • Chứng minh bạn đi du lịch, công tác, tham thân nhân: cái này không thể thiếu nhé các bạn. Ngoài vé máy bay và bảo hiểm du lịch là buộc phải có, thì các bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau 
    • Đi du lịch hay việc cá nhân: 
      • Thư mời của thân nhân hay của công ty du lịch (dịch vụ) ở châu Âu. Giấy này giống như là lời hứa sẽ bảo lãnh cho bạn khi bạn ở bên trời Âu, nếu bạn trốn hay chậm trễ về nước thì người gửi thư mời sẽ gặp rắc rối với pháp luật. 
      • Giấy tờ xác nhận bạn đăng ký hay mua tour và chương trình du lịch chi tiết (bao gồm chỗ ở: tên khách sạn và chi tiết liên lạc, ghi rõ ngày và thời gian lưu trú) có giấy chứng nhận của bên bán tour
      • Nếu bạn chỉ ghé qua theo dạng quá cảnh, thì họ cũng cần visa của đích đến. Trường hợp coi là visa quá cảnh là: bạn đến sân bay Charles de Gaulle ở Paris và chuyến bay tiếp theo của bạn lại khởi hành ở sân bay Orly nằm phía bên kia thành phố để bay đi Berlin (Đức) , điều này nghĩa là bạn chỉ cần thị thực quá cảnh (transit visa) thôi. 
    • Đi công tác: 
      • Giấy mời của công ty hoặc chính quyền, ghi rõ mục đích là để tham dự cuộc họp hay tham gia hội nghị, v.v..
      • Thẻ ra vào các hội chợ, hội nghị
      • Giấy xác nhận hoạt động của doanh nghiệp, lệnh công tác 
      • Bằng chứng mối quan hệ thương mại giữa 2 bên
      • Bằng chứng chỗ ở trong suốt thời gian công tác 
    • Nếu là trẻ dưới 18 tuổi: các em sẽ cần thêm
      • Giấy cho phép do cha mẹ viết & ký tên
      • Bản sao hộ chiếu của cha mẹ, hoặc giấy tờ tuỳ thân khác có ảnh
      • Giấy tờ chứng minh mối liên hệ gia đình

Cứ giấy tờ nào không sử dụng tiếng Anh (hoặc song ngữ) thì bạn phải mang ra dịch vụ để dịch và công chứng. Ngoài chi phí phải nộp cho LSQ các nước trong khối châu Âu là 60 Eur (giá hiện tai), thì chi phí dịch thuật & công chứng tốn nặng nhất nhé :D

3. Tới hẹn đến đúng giờ và ăn mặc đàng hoàng khi gặp nhân viên Phòng Thị Thực. Tránh mọi trường hợp hồi hợp, run rẩy, nóng nẩy, và quên trước quên sau bạn nhé. 

Okey! Nếu các bạn có thể cung cấp tất cả hồ sơ chứng từ này và thông tin trên tất cả hồ sơ đều hợp lý và kín kẽ (có tính logic) thì bạn hãy tự tin là mình có tới 90% khả năng đạt được visa rồi. Phần còn lại là phụ thuộc vào "thiên tai" & "rủi ro". Sau khi nộp hồ sơ xong bạn sẽ có lịch hẹn đến lấy kết quả. Nếu bên Phòng Thị Thực cần làm rõ thông tin gì họ sẽ liên lạc và mời bạn lên làm việc. Bạn sẽ rớt khi:
- Các hồ sơ đưa thông tin không khớp với nhau => mang tính chất gian xảo
- Thông tin thiếu mà không bổ sung kịp thời => người xin thị thực không có biết sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc
- Thân nhân, công ty đối tác, v.v.. không đủ độ tin tưởng (thường chủ yếu là do công việc và việc đóng thuế của bên đấy)

Các bạn nên chú ý các phần dưới này nhé 
Nên xin ở Đại sứ quán nước nào: Nguyên tắc là các nước Bắc Âu thì khó hơn Nam Âu. Trong các nước Nam Âu thì xin ở Pháp, Tây Ban Nha không có gì khó khăn, trừ việc Tây Ban Nha phải thị thực hóa hộ khẩu và các giấy tờ khác nên mất công hơn. Tuy vậy, nếu xin Tây Ban Nha thì bạn hoàn toàn có thể xin bất kỳ ở đâu, TP HCM và Hà Nội. Với visa Pháp, nơi nộp hồ sơ sẽ phụ thuộc vào nơi cấp hộ chiếu. Nếu hộ chiếu của bạn được cấp ở Hà Nội (dù bạn sống ở TP HCM), bạn vẫn phải nộp hồ sơ visa ở Hà Nội. Hộ chiếu cấp tại các tỉnh thành khác phụ thuộc vào vùng miền. 
Thời gian xét duyệt: Thông thường là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ cần được xác minh thêm. Trong vài trường hợp đặc biệt, việc xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng. Nếu xin ở Pháp thì phải hẹn trước vài ngày và phải phỏng vấn vài câu đơn giản về lịch trình. Nếu bạn nào cần xin gấp thì nên nhờ đại lý du lịch xin. Có thể lấy visa trong 2 ngày.
Để có thể làm bộ hồ sơ xin visa nhanh:
- Bạn nên đặt khách sạn ở booking.com, chọn những khách sạn cho phép hủy đặt phòng miễn phí, chỉ khi nào ở mới tính tiền. 
- Book vé máy bay bạn nên nhờ bên đại lý bán vé để giữ chỗ sau đó hủy vé (nếu bạn thực sự không muốn mua vé đó). Việc hủy có thể tốn phí tuy nhiên không đáng kể so với tiền vé máy bay. 

Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn qua website của Tổng Lãnh Sứ Quán Pháp
·       Thị thực ngắn hạn
·       Thị thực dài hạn

(mama mình không mua tour ở bên VN, mà bà mua tour ở 1 công ty du lịch bên Pháp. Sau đó yêu cầu công ty bên Pháp làm thư mời, thế là bà có visa...không thông qua dịch vụ nào nhe)





Comments

Popular Posts